Âm nhạc và lời bài hát Nhất vô sở hữu

Phong cách âm nhạc

Thôi Kiện chịu nhiều ảnh hưởng từ những nghệ sĩ phương Tây, ví dụ như Bob Dylan, The Beatles, The Rolling Stones, và Talking Heads;[5] ông còn từng biểu diễn với kiểu tóc bắt chước John Lennon vào cuối những năm 1980.[6] Trong "Nhất vô sở hữu" và các nhạc phẩm khác, ông kết hợp âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền Trung Quốc với chất rock, chẳng hạn như guitar điện.[7] Phong cách âm nhạc của ông cũng đối chọi hoàn toàn với thể loại nhạc cách mạng và những màn opera vô sản vốn rất phổ biến trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa vô sản dưới thời Chủ tịch Mao Trạch Đông: ví dụ, Thôi Kiện thường biểu diễn rất ồn, lên đến 150 dB, chỉ vì Mao Trạch Đông cho rằng âm nhạc lớn tiếng là mối hại đối với trật tự xã hội.[8]

"Nhất vô sở hữu" thường được coi là tác phẩm đầu tiên thuộc thể loại Tây Bắc phong – một phong cách âm nhạc bắt nguồn từ vùng Tây Bắc Trung Quốc những năm 1980.[9] Tuy nhiên, bản thân Thôi Kiện lại coi tác phẩm của mình là "thuần" rock'n'roll.[10]

Lời bài hát và ý nghĩa

Một đoạn lời một và điệp khúc của "Nhất vô sở hữu".

Trục trặc khi nghe tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn.

Xuyên suốt bài hát, nhân vật trữ tình nhắc đến một cô gái không xác định, liên tục hỏi "bao giờ em sẽ đi cùng tôi"[lower-alpha 1], và kêu than về việc cô đã cười chê anh vì không có gì.[lower-alpha 2] Anh nói với cô rằng anh muốn trao mơ ước[lower-alpha 3] và tự do của mình[lower-alpha 4] cho cô, rằng "đất dưới chân đang xoay chuyển"[lower-alpha 5] và "nước bên người đang cuộn chảy"[lower-alpha 6], nhưng cô vẫn vậy, luôn cười chê anh. Anh hỏi cô vì sao,[lower-alpha 7] rồi tự hỏi vì sao mình vẫn luôn theo đuổi cô,[lower-alpha 8] và nghĩ rằng "có lẽ nào ở trước mặt em… tôi vĩnh viễn vẫn chẳng có gì"[lower-alpha 9]. Cuối cùng, anh nói "tôi nói với em, tôi đã đợi một thời gian dài rồi"[lower-alpha 10], và yêu cầu lần cuối rằng anh muốn nắm tay cô để cô đi cùng.[lower-alpha 11] Vì thấy đôi tay cô run lên,[lower-alpha 12] nước mắt chảy,[lower-alpha 13] anh hỏi cô "có lẽ nào em đang nói với tôi… em yêu tôi dù tôi không có gì?"[lower-alpha 14][11]

Có nhiều quan điểm khác nhau về ý nghĩa của "Nhất vô sở hữu". Một số người cho rằng bài hát nói về tình yêu và khát vọng, số khác lại nghĩ người viết ngầm ám chỉ đến cục diện chính trị, lấy cô gái làm hình ảnh ẩn dụ cho đất nước Trung Quốc.[12][13][14][15] Theo học giả Jonathan Matusitz từ Đại học Florida, bài hát là một cách biểu đạt những lý tưởng nhạy cảm về chính trị, bởi không có bất cứ cách nào khả dĩ hơn.[16] Ông diễn giải bốn câu đầu bài hát "Tôi cứ hỏi em hoài"/"bao giờ em sẽ đi cùng tôi"/"nhưng em vẫn luôn luôn cười chê tôi"/"vì tôi không có gì"[lower-alpha 15] là "nỗi hổ thẹn và thiếu vắng cá tính, sở hữu, tự do cá nhân",[17] cũng như "cảm giác mất mát và mất phương hướng" của giới trẻ Trung Quốc những năm 1980.[18] Nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc Timothy Brace thì mô tả lối hiểu phổ biến của lời bài hát là "định lại bối cảnh, từ một chàng trai nói với cô gái đến thế hệ trẻ nói với cả một quốc gia". Sự mơ hồ của bài hát thể hiện rõ nhất ở cụm từ "nhất vô sở hữu" – một thành ngữ có nghĩa là "không có gì"; bản thân cụm này không có chủ ngữ. Do đó, cụm này có thể có nghĩa là "tôi không có gì" (ám chỉ bài hát này nói về hai người) hoặc "chúng ta không có gì" (tức bình luận về cả xã hội).[19][20]

Nhân vật trữ tình lo lắng rằng cô gái anh nhắc đến sẽ không để ý đến anh vì anh không có gì để trao cho cô. Tương tự, khán giả của bài hát vào những năm 1980 – các sinh viên và người lao động trẻ tuổi – cũng không có đủ tài lực để cưới hỏi, yêu đương hoặc thu hút người khác giới.[4] Tác phẩm cũng biểu lộ khái niệm chủ nghĩa cá nhân của phương Tây,[21] và là một trong những bài hát nổi tiếng đầu tiên ở Trung Quốc đề cao tự biểu đạt và tự trao quyền. Nhờ vậy, bài hát hoàn toàn tương phản với các thể loại nhạc cũ hơn, vốn nhấn mạnh việc tuân thủ và vâng lời.[3] Bởi ở cuối bài hát, nhân vật trữ tình đã rất tự tin nói rằng anh sẽ "nắm đôi tay" cô[lower-alpha 16] để cô đi cùng,[lower-alpha 17] nên anh nghĩ rằng có thể là cô sẽ yêu anh, ngay cả khi anh không có gì.[lower-alpha 18] Tuy điều này có thể có nghĩa là bài hát nói về việc "yêu thương vượt lên tất cả",[22] nhưng câu cuối bài cũng có thể mang hàm ý đe doạ, và ngầm chỉ việc tình yêu và cuồng bạo trộn lẫn vào nhau, không chính thống và hoang dại.[23]

Nếu coi bài hát là lời bình phẩm về xã hội, "tôi" là "chúng ta" và "em" là "Đảng Cộng sản Trung Quốc", thì toàn bộ nội dung tác phẩm là lời châm biếm đả kích phiên bản tiếng Trung của bài "Quốc tế ca" (bản dịch của Tiêu Tam).[24][25] Chính tựa đề bài hát cũng lấy từ ca từ của "Quốc tế ca".[25]

Giản thể

奴隶们起来起来!
不要说我们一无所有
我们要做天下的主人!

Bính âm

Nú lì men, qǐ lái!, qǐ lái!
Bú yào shuō wǒ men yì wú suǒ yǒu,
Wǒ men yào zuò tiān xià de zhǔ rén!

Phiên âm Hán-Việt

Nô lệ môn, khởi lai! Khởi lai!
Bất yếu thuyết ngã môn nhất vô sở hữu,
Ngã môn yếu tố thiên hạ đích chủ nhân!

Dịch nghĩa

Giống nô lệ, vùng lên! Vùng lên!
Đừng nói rằng chúng ta không có gì,
Chúng ta phải trở thành chủ nhân của thế giới!

Như từng phối hợp âm nhạc và nhạc cụ cổ truyền Trung Quốc vào một loại hình mới, trong "Nhất vô sở hữu", Thôi Kiện cũng cách tân những phép tu từ vốn có trong lời nhạc cổ truyền. Câu hát "đất dưới chân đang xoay chuyển"/"nước bên người đang cuộn chảy"[lower-alpha 19] gợi nhớ đến những hình ảnh ẩn dụ về thiên nhiên có trong thi ca và âm nhạc cổ Trung Quốc, nhưng được dùng để gợi lên những sự kiện thực tế đang diễn ra vào thời điểm đó, cũng như kêu gọi nổi dậy chống lại trật tự vốn có từ xưa.[26]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhất vô sở hữu http://www.allacademic.com//meta/p_mla_apa_researc... http://www.cqvip.com/qk/97994x/2005007/15816091.ht... http://www.dennisrea.com/chinatour.html http://magnoliaarts.com/brace.pdf //doi.org/10.1177%2F0920203X9100600106 http://www.wordswithoutborders.org/article.php?lab... https://books.google.com/books?id=AyzRzIZ-DxsC&q=c... https://books.google.com/books?id=XEK0CrCwc_EC https://books.google.com/books?id=pA_MP4Q11qgC https://books.google.com/books?id=qcJi6kk70cwC